scholarship | cong ty thiet ke web | netcut 3.0 |
(DVT.vn) - Một triển lãm tranh chưa từng có trưng bày những bức họa sống động như thật của danh họa Leonardo da Vinci mới được tổ chức tại Triển lãm Quốc gia Anh.
Chân dung danh họa Leonardo da Vinci
Tháng 11 vừa qua, tại phòng tranh thứ hai của Triển lãm Quốc gia Anh, một cuộc triển lãm nghệ thuật cảm động và chưa từng có với tên gọi "Leonardo da Vinci: Họa sĩ tại Tòa án Milan" đã được tổ chức . Tại đây trưng bày những bức họa nổi tiếng của Leonardo da Vinci, thể hiện tài năng vẽ các bức tranh sống động như thật của nhà danh họa.
Bức họa chân dung nàng Cecilia Gallerani mang tựa đề The Lady With an Ermine (Tạm dịch: Người đàn bà và con chồn ), được nhiều người coi là bức họa đẹp nhất trong lịch sử mỹ thuật lâu đời của châu Âu và thu hút đông đảo người đến xem nhất.
B ức họa " The Lady With an Ermine".
Tác phẩm nghệ thuật này cho người xem thấy hình ảnh cô người tình 16 tuổi rạng rỡ, đáng yêu của vị quan tòa Ludovico Sforza ở thành phố Milan, đồng thời là ông chủ của người họa sĩ. Trong bức tranh, nàng nhìn chằm chằm vào một khoảng không, bàn tay nhẹ vuốt lên chiếc cổ mềm mại của một chú chồn trắng nàng đang bế trên tay.
Thân mình người con gái xoay ba phần tư về phía bên phải, ba phần tư đầu quay về bên trái. Dường như khi người con gái gái trẻ đang đi, bỗng nàng nghe thấy gì đó phía sau và bất chợt dừng lại nhìn. Hình ảnh tĩnh được làm động bởi cử động có ngụ ý, một hình ảnh phẳng quan sát bằng mắt được tạo chiều sâu với thể tích không gian.
Thật kỳ lạ là bức tranh phản ánh cuộc gặp gỡ của chính người xem với nhân vật, không thể bước qua mà không dừng lại để ngắm. Lúc này người xem tranh, nghệ thuật và vạn vật như đang hội tụ.
Mặc dù không thể chứng minh bức chân dung tuyệt diệu này xứng đáng được tôn vinh là bức họa đẹp nhất của Leonardo, nhưng nó đã khẳng định thành tựu phi thường của danh họa. Tác phẩm nghệ thuật của ông khiến cho người xem cảm thấy yêu bức tranh, tựa như Sforza yêu nàng Cecilia xinh đẹp. Thay vì chỉ đơn thuần mô tả tính phức tạp của sự trải nghiệm, tác phẩm nghệ thuật này còn phản ánh cả tâm tư và tình cảm của nhân vật. Chỉ tác phẩm này cũng đủ chứng tỏ thiên tài hội họa Leonardo da Vinci, bằng tất cả tài năng thiên bẩm và sự rèn luyện của mình, đã tạo nên bước ngoặt đối với nền mỹ thuật phương Tây.
Tác phẩm nghệ thuật không chỉ dừng lại vẻ đẹp người thiếu nữ, mà ở đây, hình ảnh con chồn (ermine) còn tượng trưng cho Sforza (từ ermine còn có nghĩa là quan tòa), thành viên trong Hội Quan tòa thuộc tầng lớp quý tộc. Điều này càng làm gắn bó viên quan với cô người yêu thuộc tầng lớp hạ lưu này hơn.
Thân mình người con gái xoay ba phần tư về phía bên phải, ba phần tư đầu quay về bên trái. Dường như khi người con gái gái trẻ đang đi, bỗng nàng nghe thấy gì đó phía sau và bất chợt dừng lại nhìn. Hình ảnh tĩnh được làm động bởi cử động có ngụ ý, một hình ảnh phẳng quan sát bằng mắt được tạo chiều sâu với thể tích không gian.
Thật kỳ lạ là bức tranh phản ánh cuộc gặp gỡ của chính người xem với nhân vật, không thể bước qua mà không dừng lại để ngắm. Lúc này người xem tranh, nghệ thuật và vạn vật như đang hội tụ.
Mặc dù không thể chứng minh bức chân dung tuyệt diệu này xứng đáng được tôn vinh là bức họa đẹp nhất của Leonardo, nhưng nó đã khẳng định thành tựu phi thường của danh họa. Tác phẩm nghệ thuật của ông khiến cho người xem cảm thấy yêu bức tranh, tựa như Sforza yêu nàng Cecilia xinh đẹp. Thay vì chỉ đơn thuần mô tả tính phức tạp của sự trải nghiệm, tác phẩm nghệ thuật này còn phản ánh cả tâm tư và tình cảm của nhân vật. Chỉ tác phẩm này cũng đủ chứng tỏ thiên tài hội họa Leonardo da Vinci, bằng tất cả tài năng thiên bẩm và sự rèn luyện của mình, đã tạo nên bước ngoặt đối với nền mỹ thuật phương Tây.
Tác phẩm nghệ thuật không chỉ dừng lại vẻ đẹp người thiếu nữ, mà ở đây, hình ảnh con chồn (ermine) còn tượng trưng cho Sforza (từ ermine còn có nghĩa là quan tòa), thành viên trong Hội Quan tòa thuộc tầng lớp quý tộc. Điều này càng làm gắn bó viên quan với cô người yêu thuộc tầng lớp hạ lưu này hơn.
Tuy nhiên, trong tất cả các con vật đẹp đẽ được quan sát theo thuyết thiên nhiên, thì con chồn trong bức tranh này là một sự hư cấu, nó to hơn nhiều so với một con chồn được tìm thấy trong thiên nhiên. Thế nhưng ở đây, Leonardo không hề có sự nhầm lẫn. Nghệ thuật có những yêu cầu riêng của nó. Trong tác phẩm này, kích cỡ của con vật phù hợp với yêu cầu của họa sĩ về bố cục. Họa sĩ đã khiến cho người xem tin những gì mình thấy là thật.
B ức họa " Mona Lisa".
Sự vĩ đại của Leonardo nằm trong năng lực tạo ra sự tin tưởng về những hư cấu trong mắt người xem. Sự vô nghĩa tận cùng cũng đã được nhiều nhà phê bình hội họa phân tích tâm lý của người mẫu (nhân vật trong tranh) – chúng ta hãy thử nghĩ về nàng "Mona Lisa" – cứ như thể nàng đang tồn tại. Song thực ra chính niềm tin và tình yêu đã khiến cho tác phẩm nghệ thuật của ông trở nên sống động.
Hoặc, sử dụng những ngôn từ khác nhau với cùng một ý nghĩa, đức tin và lòng nhân ái làm nên giá trị của nghệ thuật. Đức tin và lòng nhân ái là những phẩm hạnh hàng đầu của tín đồ Cơ Đốc giáo, đồng thời là một sự khẳng định sâu sắc của thuyết thần học. Những tác phẩm hội họa của Leonardo đạt đến độ không thể tả được, tổng số các nhân tố riêng biệt đều vượt xa các thành phần cấu thành nên tác phẩm. Yếu tố trần tục cân bằng trên lưỡi dao với tính kỳ bí tạo nên sự hài hòa thiêng liêng.
Leonardo da Vinci (1452-1519) là họa sĩ, kỹ sư, nhà địa chất, nhạc sĩ, triết gia, kị sĩ, nhà thực vật học, nhà toán học, nhà sáng chế. Ông từng phải trải qua một vấn đề gây nhiều tranh cãi, vốn dĩ không phải là hiếm đối với một người đa tài đầy tham vọng.
Vì vậy, ông là người dễ bị mải mê với những thách thức mới, và luôn quyết tâm theo đuổi bất cứ đam mê nào ông bị lôi cuốn. Chính vì thế trong gần nửa thế kỷ, Leonardo chỉ vẽ với tổng số tổng số vỏn vẹn 20 bức họa. Còn danh họa Picasso làm ra số tác phẩm tương tự trong vòng một tháng. Không giống như thời phục hưng ở nước Ý, hầu hết người Tây Ban Nha hiện đại luôn luôn hoàn thành các công trình nghệ thuật mà họ khởi xướng.
B ức họa " The Virgin of the Rocks".
Luke Syson, người phụ trách Triển Lãm Quốc Gia ở London, đã phải mất 5 năm để thu thập 9 bức tranh của Leonardo - hầu như tất cả đều được ông sáng tác tại Milan - cộng với 54 bản vẽ liên quan, 13 bức tranh và 12 bản vẽ của bảy học trò của ông và các cộng sự.
Ngoài tác phẩm bức chân dung của nàng Cecilia được tìm thấy từ Krakow, Ba Lan, còn có các bức La Belle Ferronnìere và The Virgin of the Rocks ở bảo tàng Louvre; bức Portrait of a Musician trong thư viện lịch sử Biblioteca Ambrosiana ở Milan; bức Saint Jerome chưa hoàn thành ở tòa thánh Vatican; bức The Madonna Litta trong tu viện ở Nga; và bức Christ as Salvator Mundi, một bức pano, gần đây được cho là của Leonardo. Triển Lãm Quốc gia sở hữu bản mới nhất của bức The Virgin of the Rocks được đặt giữa phòng, gần bức tranh sau bệ thờ của Bảo tàng Louvre. Ngoài ra còn có bộ sưu tập cá nhân được một người Scotland cho mượn có tên The Madonna of the Yarnwinder.
Một bức tranh chép toàn bộ của bức The Last Supper do học trò của ông, họa sĩ Giampietrino (1500-1550) thực hiện được treo tại một phòng ở tầng trên. Nhiều chi tiết từ nguyên bản đã mờ mất từ lâu nên bức họa thể hiện rất ít kỹ năng hội họa của Leonardo. Tuy nhiên, 17 bản vẽ gốc cũng cung cấp cho người xem khá đầy đủ về tài năng của danh họa. Triển lãm lần này là câu chuyện tinh tế về một nghệ sĩ tài năng tột bậc thu hút sự chú ý của đông đảo người yêu nghệ thuật.
B ức họa " The Last Supper".
Điều quan trọng nhất là buổi triển lãm đã khắc họa khá toàn vẹn một danh họa tài ba, Leonardo da Vinci. Buổi triển lãm đã lập luận một cách thuyết phục rằng chuyến đi năm 1482 của ông từ thành phố thương mại Florence giàu có, cái nôi của thời kỳ Phục hưng Ý, tới thành phố Milan đơn sơ hơn để thiết lập một giai đoạn tài năng nghệ thuật nở rộ của ông. Tại Milan, vị quan tòa Ludovico Sforza nhận ông vào làm họa sĩ của tòa án. Ở nơi đây, ông được đảm bảo an ninh và tự do phát triển tài năng của mình.
Sự vĩ đại của Leonardo nằm trong năng lực tạo ra sự tin tưởng về những hư cấu trong mắt người xem. Sự vô nghĩa tận cùng cũng đã được nhiều nhà phê bình hội họa phân tích tâm lý của người mẫu (nhân vật trong tranh) – chúng ta hãy thử nghĩ về nàng "Mona Lisa" – cứ như thể nàng đang tồn tại. Song thực ra chính niềm tin và tình yêu đã khiến cho tác phẩm nghệ thuật của ông trở nên sống động.
Hoặc, sử dụng những ngôn từ khác nhau với cùng một ý nghĩa, đức tin và lòng nhân ái làm nên giá trị của nghệ thuật. Đức tin và lòng nhân ái là những phẩm hạnh hàng đầu của tín đồ Cơ Đốc giáo, đồng thời là một sự khẳng định sâu sắc của thuyết thần học. Những tác phẩm hội họa của Leonardo đạt đến độ không thể tả được, tổng số các nhân tố riêng biệt đều vượt xa các thành phần cấu thành nên tác phẩm. Yếu tố trần tục cân bằng trên lưỡi dao với tính kỳ bí tạo nên sự hài hòa thiêng liêng.
Leonardo da Vinci (1452-1519) là họa sĩ, kỹ sư, nhà địa chất, nhạc sĩ, triết gia, kị sĩ, nhà thực vật học, nhà toán học, nhà sáng chế. Ông từng phải trải qua một vấn đề gây nhiều tranh cãi, vốn dĩ không phải là hiếm đối với một người đa tài đầy tham vọng.
Vì vậy, ông là người dễ bị mải mê với những thách thức mới, và luôn quyết tâm theo đuổi bất cứ đam mê nào ông bị lôi cuốn. Chính vì thế trong gần nửa thế kỷ, Leonardo chỉ vẽ với tổng số tổng số vỏn vẹn 20 bức họa. Còn danh họa Picasso làm ra số tác phẩm tương tự trong vòng một tháng. Không giống như thời phục hưng ở nước Ý, hầu hết người Tây Ban Nha hiện đại luôn luôn hoàn thành các công trình nghệ thuật mà họ khởi xướng.
Ngoài tác phẩm bức chân dung của nàng Cecilia được tìm thấy từ Krakow, Ba Lan, còn có các bức La Belle Ferronnìere và The Virgin of the Rocks ở bảo tàng Louvre; bức Portrait of a Musician trong thư viện lịch sử Biblioteca Ambrosiana ở Milan; bức Saint Jerome chưa hoàn thành ở tòa thánh Vatican; bức The Madonna Litta trong tu viện ở Nga; và bức Christ as Salvator Mundi, một bức pano, gần đây được cho là của Leonardo. Triển Lãm Quốc gia sở hữu bản mới nhất của bức The Virgin of the Rocks được đặt giữa phòng, gần bức tranh sau bệ thờ của Bảo tàng Louvre. Ngoài ra còn có bộ sưu tập cá nhân được một người Scotland cho mượn có tên The Madonna of the Yarnwinder.
Một bức tranh chép toàn bộ của bức The Last Supper do học trò của ông, họa sĩ Giampietrino (1500-1550) thực hiện được treo tại một phòng ở tầng trên. Nhiều chi tiết từ nguyên bản đã mờ mất từ lâu nên bức họa thể hiện rất ít kỹ năng hội họa của Leonardo. Tuy nhiên, 17 bản vẽ gốc cũng cung cấp cho người xem khá đầy đủ về tài năng của danh họa. Triển lãm lần này là câu chuyện tinh tế về một nghệ sĩ tài năng tột bậc thu hút sự chú ý của đông đảo người yêu nghệ thuật.
Tuệ Linh
Theo Los Angeles Times
Theo Los Angeles Times
No comments:
Post a Comment