Trải qua 3 vòng sơ khảo cuộc thi Soul of melody do Hội sinh viên ĐH Ngoại Thương phối hợp cùng CLB Âm nhạc tổ chức 2 năm một lần đã tìm ra 12 thí sinh xuất sắc đã lọt vào vòng chung kết. Tại đêm thi này, mỗi thí sinh phải trải qua 2 phần thi là hát đơn ca và hát song ca để khẳng định tài năng của mình.
Ban giám khảo: MC Anh Tuấn, ca sĩ Ngọc Khuê, nhạc sĩ Giáng Son, nhạc sĩ Lương Ngọc Châu và Trần Thị Hồng Nhung – giải Nhất Giọng Hát Vàng 2006.
Thí sinh Phạm Quang Hữu lãng tử trong tiết mục "Cánh buồm phiên du".
Thí sinh Vũ Hồng Giang với tiết mục đơn ca "Quán cũ".
Thí sinh Đỗ Thu Ngân ấn tượng với Walkin' after midningt.
Ca sĩ Ngọc Khuê tiếp sức cho cuộc thi bằng bài hát "Tình tang".
Đêm chung kết còn thực sự cuốn hút với những phần thi song ca.
Các thí sinh đã có sự kết hợp vô cùng ăn ý
Những phần thi hấp dẫn và cuốn hút từ đầu đến cuối chương trình
Đan xen với chương trình là tiết mục nhảy hiện đại của Star TF ft.CK, trình diễn thời trang dạ hội của Nonstop …
Giải đặc biệt - Đỗ Thu Ngân (ĐH Kinh tế quốc dân).
Giải nhất - Đỗ Thanh Ngọc ( ĐH Hà Nội).
Giải nhì - Nguyễn Hoàng Oanh (ĐH Ngoại Thương).
Đồng giải 3 - Lê Vũ Bình ( ĐH Thương mại) và Trần Ngọc ( ĐH Quốc Gia HN).
Ca sĩ Ngọc Khuê cho hay, phần trình diễn của các thí sinh rất ấn tượng
Đêm chung kết cuộc thi " Soul of Melody 2012"đã thành công tốt đẹp
(Ảnh: May Daily)
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào năm 2011 khi thông tin cuộc khủng hoảng hôn nhân giữa Tạ Đình Phong và Trương Bá Chi được giới truyền thông Hồng Kông đăng tải, gây nên một cuộc hỗn loạn về tin tức chưa từng xảy ra tại xứ Hương Cảng. Suốt năm 2011, những khán giả quan tâm tới giới giải trí Hồng Kông đã được một phen hoang mang giữa nhiều thông tin về việc Tạ Đình Phong và Trương Bá Chi chia tay, đưa nhau ra tòa tranh giành quyền nuôi con, cả hai có những mối quan hệ ngoài hôn nhân… Nhưng đáp trả tất cả những hỗn loạn về thông tin ấy là một sự im lặng của cả hai. Cho tới cuối 2011, thông tin về việc chia tay mới chính thức được hai nhân vật thừa nhận và lý do dẫn tới sự tan vỡ được đưa ra là "sự quá khác biệt về tính cách".Nhưng, người ta tin rằng đây không phải lý do thật sự cho sự tan vỡ của cặp đôi vàng xứ Hương Cảng. Truyền thông cho rằng lý do chính của sự đổ vỡ này chính là cuộc gặp gỡ giữa Trương Bá Chi và Trần Quán Hy – bạn trai cũ, người mà cô đã có scandal ảnh nóng- trên máy bay. Cả hai không chỉ nói chuyện mà còn chụp những bức ảnh vui vẻ cùng nhau bằng điện thoại và điều này giống như giọt nước tràn ly. Tạ Đình Phong không chấp nhận được điều này khi mà trước đó, anh đã phải rất khó khăn vượt qua dư luận, bỏ qua những điều tiếng của vợ để duy trì cuộc hôn nhân của cả hai.Tuy nhiên, sự nghi ngờ này của truyền thông đã bị Trần Quán Hy gạt bỏ. Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình gần đây, Trần Quán Hy cho biết anh không làm bất cứ điều gì gây ra sự đổ vỡ hôn nhân của Tạ Đình Phong và Trương Bá Chi, đồng thời bày tỏ rằng anh cảm thấy tiếc về sự chia tay của cặp đôi này."Tôi không tin tôi có thể làm cho cuộc hôn nhân của họ tan vỡ và tôi không cảm thấy mình có sức mạnh khiến họ chia tay" – Trần Quán Hy.
Tác giả : N.A (Theo CNA)Ý kiến bạn đọc ( 0 )
Ý kiến của bạn về bài viết: Tạ Đình Phong - Trương Bá Chi chính thức ly hôn
Ý kiên của bạn
Dù trời mưa, các dịch giả tiếng Nga hiện sinh sống tại Hà Nội đã nhiệt tình tham dự. Họ đều bày tỏ niềm vui và coi sự ra mắt của Quỹ hỗ trợ quảng bá văn học Việt Nam - văn học Nga như một sự khích lệ đối với đội ngũ dịch giả tiếng Nga.
Theo quyết định của BCH Hội nhà văn VN, dịch giả Thúy Toàn sẽ đảm nhiệm vai trò Giám đốc Quỹ, còn hai Phó Giám đốc là dịch giả Lê Đức Mẫn và Thụy Anh. Hội đồng cố vấn về chuyên môn của Quỹ có sự tham gia của PGS.TS Phạm Vĩnh Cư, nhà thơ - dịch giả Bằng Việt, các dịch giả Đoàn Tử Huyến, Vũ Thế Khôi, Từ Thị Loan.
Dịch giả Quỳnh Hương, hiện làm việc tại Thông tấn xã Việt Nam, một người vừa dịch xuôi vừa dịch ngược với thâm niên 25 năm làm nghề cho biết: "Đây thực sự là một tín hiệu vui cho các dịch giả tiếng Nga sau một khoảng lặng đáng tiếc. Hy vọng với những sự hỗ trợ thiết thực, Việt Nam sẽ có được một đội ngũ dịch giả chuyên nghiệp". Dịch giả Doãn Mai Linh, hiện giảng dạy tại Khoa đào tạo sau đại học Học viện Ngoại giao, từng học tập ở Nga và có thời gian làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nga bày tỏ: "Việt Nam rất thiếu những tác phẩm văn học được dịch và quảng bá ra tiếng Nga, việc tăng cường giới thiệu các tác phẩm cũng là mong muốn của phía bạn, rất mong thời gian tới Chính phủ hai nước sẽ có nhiều hoạt động hỗ trợ cho việc này". Trong số các ý kiến tại buổi gặp mặt, có dịch giả lưu ý đến yếu tố thị trường của các bản dịch, làm sao phải thu hút được bạn đọc thì mới lâu bền, để đạt được yếu tố này rất cần sự lưu ý của Hội đồng cố vấn.
Dịch giả Vũ Thế Khôi nói rằng, nếu chỉ trông chờ vào nhà nước và các tổ chức chính thức thì vẫn còn nhiều khó khăn và hy vọng những ai yêu mến văn học Nga sẽ chung tay xây dựng Quỹ. Ngay sau khi Quỹ được thành lập, bản thân dịch giả Vũ Thế Khôi cũng đã hỗ trợ 5 triệu đồng và bước đầu kêu gọi các học trò cũ của ông đóng góp cho Quỹ. "Riêng tôi với sự chịu ơn văn học Nga và tiếng Nga, trước mặt các bạn ở đây tôi xin hứa, từ nay tôi in bất kỳ cuốn sách dịch từ tiếng Nga nào cũng xin trích mười phần trăm nhuận bút để đóng góp vào Quỹ".
PGS.TS Phạm Vĩnh Cư tại buổi gặp mặt đã gọi dịch giả Nga Marian Tkachev (người vừa được Hội Nhà văn VN tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh) là người bạn chí thân, chí cốt, chí tình của Việt Nam, đã làm được những việc lớn lao quảng bá văn học Việt Nam ra tiếng Nga và các nước khối XHCN, làm cho văn học Việt Nam được biết đến tại các nước Đông Âu. Theo PGS.TS Phạm Vĩnh Cư, "Marian Tkachev, người dành cả cuộc đời để dịch văn học Việt Nam, là một tấm gương đáng để các dịch giả Việt Nam học tập". Về ý nghĩa sự ra đời của Quỹ, ông Cư nói rằng, bản thân ông cũng như dịch giả Vũ Thế Khôi đã hơn một lần ấp ủ xây dựng Quỹ nhưng gặp nhiều khó khăn, nhất là việc thành lập xuất phát từ phía các cá nhân, nên việc không thành. Vì thế, việc ra mắt Quỹ một cách chính thức với sự hậu thuẫn của Hội Nhà văn VN và các tổ chức uy tín sẽ rất thuận lợi cho quá trình hoạt động.
Tại cuộc gặp mặt, dịch giả Thúy Toàn cũng công bố một số đầu việc đang được triển khai từ phía Quỹ, đó là việc giới thiệu để các dịch giả người Nga dịch một số tác phẩm văn học Việt Nam như tiểu thuyết "Hồn bướm mơ tiên" của nhà văn Khái Hưng, "Mưa mùa hạ" của nhà văn Ma Văn Kháng, "Mẫu thượng ngàn" của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cùng tuyển tập truyện ngắn, thơ Việt Nam thời kỳ 20 năm trở lại đây. Vào ngày 24/7 tới đây, tại Trung tâm Khoa học và văn hóa Nga, Quỹ cũng sẽ giới thiệu bản dịch tiếng Nga đầu tiên cuốn "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" do dịch giả hai nước thực hiện.
Theo tuyên bố của dịch giả Thúy Toàn, Quỹ sẽ "xây dựng, đào tạo hoặc tái đào tạo một đội ngũ dịch giả vững nghề, say nghề, yêu nghề" mà cụ thể là sẽ hỗ trợ kinh phí để một số dịch giả trẻ Việt Nam sang Nga học tập hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn về dịch thuật. TS, dịch giả Thụy Anh, cho biết, có rất nhiều dịch giả đang sinh sống ở các địa phương khác không có điều kiện tham dự buổi gặp mặt cũng đã liên hệ và bày tỏ sự quan tâm đến sự ra mắt của Quỹ. Chị nói: "Quỹ cũng sẽ xây dựng những tiêu chí lựa chọn tác phẩm dịch cũng như tiêu chí các tác phẩm được hỗ trợ đảm bảo sự công bằng, khách quan bám sát những yêu cầu của việc hỗ trợ quảng bá văn học giữa hai nước".
Trước đó, tại trụ sở Hội Nhà văn, vào ngày 11/5, Quỹ hỗ trợ quảng bá văn học Việt - Nga đã ra mắt cùng với sự kiện kỷ niệm 80 năm ngày sinh nhà văn, dịch giả Nga Marian Tkachev (28/5/1932). Quỹ trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, ra đời với mục tiêu kết nối, tham gia kiến tạo và tổ chức các hoạt động dịch thuật, giới thiệu văn học giữa hai nước, các hoạt động giao lưu văn học và bồi dưỡng đội ngũ dịch giả tiếng Nga… nhằm hỗ trợ tích cực cho tiến trình quảng bá văn học giữa hai nước. Trụ sở của Quỹ sẽ đóng tại Tạp chí Văn học nước ngoài - Hội Nhà văn VN, số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội.
No comments:
Post a Comment